THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Để thành lập công ty 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam, cần tìm hiểu các bước cơ bản sau:

I. Tìm hiểu cơ sở pháp lý

II. Tìm hiểu loại hình thành lập

III. Tìm hiểu về ngành nghề đầu tư

IV. Tìm hiểu về chế độ thuế kế toán….

Với kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Kế Toán AZ Việt Nam đã hỗ trợ và làm thủ tục pháp lý cho hơn 200 khách nước ngoài đến từ 32 quốc gia thành lập và hoạt động tại Việt Nam

Nhiều địa điểm quan trọng thường được các nhà đầu tư chọn lựa như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh (Sài gòn) Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Long An, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai …vv

DƯỚI ĐÂY LÀ CÁC BƯỚC CẦN TÌM HIỂU TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY 100 VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Pháp luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Bên cạnh các quy định của pháp luật áp dụng chung, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và để thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và về đầu tư áp dụng riêng đối với đầu tư nước ngoài về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, về quy định trong việc thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, về thủ tục đầu tư, về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư và về địa điểm thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

(Căn cứ Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2014)

LOẠI HÌNH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ CHỌN ĐẦU TƯ

Hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Công ty TNHH và Công ty Cổ phần (JSC).

Tùy thuộc vào ngành công nghiệp, công ty có thể là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (WFOE), hoặc liên doanhvới một đối tác địa phương.

Đăng ký thành lập công ty Việt Nam

Các quá trình thành lập công ty  nói chung là như nhau cho một LLC và Công ty cổ phần và  mất khoảng 1-3 tháng . Quá trình này bao gồm thu thập và trình các tài liệu liên quan, và thông tin liên lạc với một số cơ quan nhà nước.

Cả hai loại pháp nhân hợp pháp đều mang lại cho bạn những ưu điểm sau:

  • THÀNH LẬP MỘT PHÁP NHÂN RIÊNG BIỆT VÀ ĐƯỢC HƯỞNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
  • CẢ HAI NGƯỜI SÁNG LẬP CÁ NHÂN VÀ CÔNG TY ĐỀU ĐƯỢC PHÉP
  • KIẾM ĐƯỢC DOANH THU VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
  • CẤU TRÚC CÔNG TY RÕ RÀNG ĐỂ ĐẢM BẢO NHÀ ĐẦU TƯ KIỂM SOÁT CÔNG TY THÊM CẢ CỔ ĐÔNG NƯỚC NGOÀI VÀ ĐỊA PHƯƠNG / THÀNH VIÊN

Kế Toán AZ Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn thu thập các tài liệu có liên quan và sẽ chăm sóc truyền thông và nộp đơn cho đến khi đăng ký công ty của bạn hoàn tất. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần đến Việt Nam một lần để thành lập công ty.

 
  Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) Công ty cổ phần (JSC)
Khung thời gian đăng ký của công ty Khoảng từ 1 đến 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Khoảng từ 1 đến 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phù hợp với Doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và lớn
Số người sáng lập 1 đến 50 người sáng lập Ít nhất 3 người sáng lập
Cơ cấu doanh nghiệp · Hội đồng thành viên (Đại hội)

· Chủ tịch Hội đồng thành viên *

· Giám đốc

· Ban kiểm soát **

· Đại hội

· Ban quản lý

· Chủ tịch HĐQT

· Giám đốc

· Ban kiểm soát

Trách nhiệm Trách nhiệm của người sáng lập được giới hạn trong số vốn góp vào Công ty Trách nhiệm của người sáng lập được giới hạn trong số vốn góp vào Công ty
Phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu Một công ty TNHH Việt Nam không thể phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán địa phương Một công ty cổ phần của Việt Nam có thể phát hành cổ phiếu phổ thông và cổ phần ưu đãi, cổ phiếu có thể được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

* Chỉ cần thiết nếu LLC có hơn 1 người sáng lập

** Chỉ yêu cầu nếu LLC có hơn 11 người sáng lập

Căn cứ quy định pháp luật

  1. Cam kết WTO (Văn bản gối đầu giường của các nhà đầu tư)
  1. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành 1/1/2015

    3. Luật đầu tư 2014 có hiệu lực thi hành 1/1/2015.

   Phân tích:

– Nhà đầu tư chọn lựa ngành nghề đầu tư vì mỗi ngành nghề sẽ được quy định rõ trong cam kết WTO sau đó nghiên cứu thêm Luật Chuyên ngành (ví dụ: kinh doanh bất động sản phải có 20 tỷ) để biết được lựa chọn chính xác và yêu cầu đầu tư.

– Sau khi chọn xong ngành nghề kinh doanh chuyển sang chọn loại hình đầu tư

Tham khảo

Công ty TNHH 100 vốn đầu tư nước ngoài

Chương III, Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
  3. b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
  4. c) Theo quy định của chính phủ ” quy định thành lập công ty 100 vốn nước ngoài ” thì việc chuyển nhượng cho thành viên khác tại điều 52 Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015.
  5. Riêng về công ty sau khi đăng ký và được cấp giấy hoạt động mới có quyền kinh doanh
  6. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

Mục I2, Chương III, Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

 Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài

Chương V, Điều 110. Công ty cổ phần (Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015)

  1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  3. b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
  4. c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp 2014 này.
  5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  6. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

NGHIÊN CỨU VỀ HỒ SƠ VÀ SOẠN HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

Các giấy phép phải xin đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

– Giấy chứng nhận đầu tư (IRC)

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

– Giấy phép kinh doanh (BUSINESS LICENSE)

Riêng đối với Giấy phép kinh doanh Kế Toán AZ Việt Nam  xin hướng dẫn các hồ sơ cơ bản gồm có:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh:

Việc bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động cảu doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:

2.1. Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

2.2. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTM,bao  gồm:

  1. a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Tại đây
  2. b) Bản giải trình việc đáp ứng các đều kiện kinh doanh. Nội dung của Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh thực hiện theo Phụ lục kèm theo công văn này;
  3. c) Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: nêu rõ hình thức hoạt động là bán buôn, bán lẻ, lập cơ sở bán lẻ các nhóm hàng hóa; quảng cáo thương mại; giám định thương mại…

2.3. Trường hợp dự án không gắn với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (không gắn với xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất) nay đề nghị bổ sung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, ngoài hồ sơ nêu tại mục 1, 2 ở trên, cần bổ sung hồ sơ về pháp nhân hoặc các giấy tờ có liên quan để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động.

Lưu ý:

– Giấy chứng nhận đầu tư do Phòng Đầu tư Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh cấp

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng doanh nghiệp trong nước cấp

– Giấy phép kinh doanh do Sở Công Thương Cấp 

LƯU Ý SAU THÀNH LẬP

  1. Đăng bố cáo thành lập
  2. Kê khai thuế ban đầu
  3. Tiến hành mua hóa đơn
  4. Mở tài khoản ngân hàng
  5. Kê khai bảo hiểm xã hội

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014 CÓ HIỆU LỰC 1/7/2015 VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

Ngày 26/11/2014 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Luật Đầu tư 2014 với 7 chương, 76 điều qui định về hoạt động của nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như qui định về việc đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật Đầu tư 2014 đã thể hiện nhiều điểm mới nổi bật so với qui định của Luật Đầu tư 2005.

1. Bỏ việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong nước

Luật Đầu tư 2014 thì dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2.Bắt buộc phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch giữa nội dung đăng ký dự án đầu tư là cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư doanh nghiệp sẽ đăng ký kinh doanh (đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo qui định của Luật Doanh nghiệp mới 2014.

3. Thu hẹp hoặc bãi bỏ ngành nghề khi thành lập công ty vốn nước ngoài.

Điều 6 Luật Đầu tư 2014 đã vạch rõ giới hạn của các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, thay vì cấm không rõ ràng chung chung trước đây tại Điều 30 Luật Đầu tư 2005. Theo qui định mới này các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ gồm: kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Tinh thần này cũng đã được qui định khẳng định tại Điều 5 của Luật Đầu tư 2014 với quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.

Luật Đầu tư 2014 đã dành riêng phụ lục 04 để liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

4. Bãi bỏ việc xin giấy chứng nhận đầu tư công ty vốn nước ngoài.

Luật Đầu tư 2014 qui định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án có vốn FDI còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây thực sự là một bước mở rất lớn của Luật Đầu tư 2014 nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

5. Tư cách của nhà đầu tư nước ngoài 

Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được xác định theo tiêu chí chính là quốc tịch, ai không có quốc tịch Việt Nam thì đó là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, có quan điểm khác lại xác định nhà đầu tư nước ngoài theo vốn, tức là, chỉ cần doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư từ nước ngoài thì doanh nghiệp đó cũng bị xem là nhà đầu tư nước ngoài. Đáng lẽ nên chọn phương án thứ nhất, tức là xác định nhà đầu tư nước ngoài theo quốc tịch thì LĐT 2014 lại chọn phương án trung dung.

Luật chia nhà đầu tư nước ngoài thành ba nhóm: Nhóm một: nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài; Nhóm 2: doanh nghiệp Việt Nam có 51% vốn nước ngoài; và nhóm 3 doanh nghiệp Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngoài. Nhóm 1 và nhóm 2 bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư nước ngoài (từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu tư, chính sách đầu tư…). Tuy nhiên, đối với nhóm 3 được áp dụng các thủ tục và điều kiện như doanh nghiệp trong nước. Một vấn đề này sinh đó là giữa một doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ với một doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 50.9% vốn điều lệ sẽ lại bị áp dụng hai cơ chế, thủ tục đầu tư khác nhau. Phải chăng đó lại tiếp tục vẫn là một bất cập của qui định này.

6. Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư công ty vốn nước ngoài. 

Luật Đầu tư 2014, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Điều 40, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Có thể nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật Đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với Luật Đầu tư 2005

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THEO LUẬT ĐẦU TƯ MỚI

Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Quy trình đầu tiên trong việc thành lập công ty vốn nước ngoài)

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Hộ chiếu

Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

  • Bản sao một trong các tài liệu sau:
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Chú ý:  Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì không cần thực hiện bước này

Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư

Thời gian: Từ 35-40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 02: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Hồ sơ thành lập công ty vốn nước ngoài gồm có

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau
    • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
    • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
    • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
    • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Cơ quan nộp hồ sơ:  Cơ quan đăng ký đầu tư

Thời gian thành lập công ty vốn nước ngoài

 Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ

  Đối dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư

Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Đối với công ty Cổ phần

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có)
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh

Thời gian: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 04: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 05: Khắc dấu của doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Bước 06: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được sở KH-ĐT cấp 01 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài quý khách có nhu cầu tư vấn cụ thể xin vui lòng liên hệ trực tiếp

Công Ty TNHH Tư Vấn và Dịch Vụ Kế Toán AZ Việt Nam

Trụ sở: Phòng 1130 tầng 11,Tòa nhà HH1C khu đô thị Linh Đàm,Phường Hoàng Liệt,Quận Hoàng Mai,Hà Nội.

Văn Phòng Thành phố HCM : B4.02 Tòa nhà Kim Tâm Hải số 27 Trường Chin , Phường Tân Thới Nhất, Quận 12.

Điện thoại: 0355310653  – Hotline: 0979966068

Email:ketoanaz82@gmail.com                Wedside : https://ketoanaz.com.vn