BAN KIỂM SOÁT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ?
Ban kiểm soát công ty có quyền xem xét, rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
Ban kiểm soát của công ty cổ phần là gì?
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của thành viên Ban kiểm soát hoặc Ban kiểm soát.
I. Ban kiểm soát của công ty cổ phần là gì?
1. Ban kiểm soát công ty cổ phần
Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Các Kiểm soát viên của công ty sẽ bầu chọn một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số.
Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
Ban kiểm soát của công ty phải có hơn 1/2 số thành viên thường trú ở Việt Nam.
Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
Trường hợp Kiểm soát viên của công ty kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới của công ty chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên HĐQT, GĐ/ TGĐ và người quản lý khác của công ty;
Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên
II. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần
1. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc/ Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tính hệ thống, đồng nhất và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của công ty.
Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên Đại HĐCĐ
Ban kiểm soát công ty có quyền xem xét, rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo Nghị quyết của Đại HĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Khoản 2 Điều 114 của Luật DN 2014.
Ban kiểm soát công ty phải tiến hành thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, khi có yêu cầu của CĐ/ nhóm CĐ quy định tại Khoản 2 Điều 114 của Luật DN 2014.
Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và CĐ/ nhóm CĐ có yêu cầu, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Kiến nghị HĐQT/ Đại HĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Khi phát hiện có TV Hội đồng quản trị, Giám đốc/ Tổng giám đốc vi phạm quy định tại Điều 160 của Luật DN 2014, Ban kiểm soát phải thông báo bằng Văn bản với HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.
Có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát công ty có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại HĐCĐ.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
2. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần
Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên HĐQT và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến các Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với TV Hội đồng quản trị.
Các nghị quyết và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị phải được gửi đến cho các Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị.
Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến các Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị.
Kiểm soát viên có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ty trong giờ làm việc.
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của thành viên Ban kiểm soát hoặc Ban kiểm soát.
3. Trách nhiệm của Kiểm soát viên trong công ty
Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN 2014 và Điều lệ công ty.
Trường hợp vi phạm mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân/ liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được phải hoàn trả cho công ty.
Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng Văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Thành Lập Doanh Nghiệp. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website: https://ketoanaz.vn/ hoặc ketoanaz.com.vn để biết thêm thông tin cần thiết.
Kế toán AZ Việt Nam Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian
Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.
Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Kế toán AZ Việt Nam và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.
Trong tất cả dịch vụ tại Kế toán AZ Việt Nam
- Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
- Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
- Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
- Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.
Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.
Kế toán AZ Việt Nam Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng
Điện thoại: 0979966068
Hotline: 0355310653
Email: ketoanaz82@gmail.com